SEO Onpage là thuật ngữ không còn xa lạ nhưng không phải ai cũng nắm rõ và biết cách thực hiện. Hãy cùng Mua Chung Tool tìm hiểu thông qua bài viết này, đồng thời khám phá 10+ tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage đầy đủ nhất cho người mới bắt đầu.
Dành cho người bận rộn:
- Giới thiệu SEO Onpage và lợi ích khi tối ưu SEO Onpage
- So sánh sự khác nhau giữa SEO Onpage và SEO Offpage
- Cung cấp checklist 11 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage cho người mới
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là kỹ thuật SEO giúp cải thiện thứ hạng của từ khóa, tối ưu hóa tất cả những gì nằm trên website của bạn. SEO Onpage sẽ tập trung chủ yếu vào các công việc sau:
- Tối ưu content chuẩn SEO
- Tối ưu kỹ thuật SEO trên website
- Tối ưu trải nghiệm người dùng
- Và nhiều hơn thế nữa…
Mục tiêu cuối cùng của SEO Onpage là giúp cho quá trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm hiểu được ý nghĩa và ngữ cảnh trên website. Từ đó, nâng cao thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm để thu hút nhiều lưu lượng truy cập và tiếp cận khách hàng tiềm năng mà không phải trả phí.
Lợi ích của tối ưu Onpage đối với website
Sở dĩ việc tối ưu SEO Onpage cho bài viết làm việc quan trọng vì các lí do sau:
Đối với bộ máy tìm kiếm Google:
- Tối ưu Onpage giúp “Bot Google” hiểu và lập chỉ mục các thông tin trên website nhanh chóng. Điều này đảm bảo rằng nội dung của bạn được kiểm soát và thấy được bởi Google.
- Chỉ việc viết content chuẩn SEO chưa đủ, cần thực hiện các kỹ thuật tối ưu SEO Onpage và kết hợp với các kỹ thuật Offpage để đạt hiệu quả cao hơn trong việc xếp hạng website trên kết quả tìm kiếm.
Đối với người dùng:
- Tối ưu SEO Onpage giúp tăng tính thân thiện của website với người dùng, giúp cho website của bạn cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi tìm kiếm và sử dụng website.
- Việc kiểm soát nội dung và tối ưu bài viết giúp cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho người dùng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi và tương tác với website.
Tất cả những nỗ lực tối ưu SEO Onpage đều nhằm mục đích giúp Google đánh giá uy tín và chất lượng của website. Đồng thời, tối ưu hóa để phục vụ người dùng là yếu tố quan trọng để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt và thu hút lượng truy cập trên trang web. Đây là những yếu tố then chốt trong việc làm SEO.
Sự khác nhau giữa SEO Onpage và SEO Offpage
SEO Onpage là những hoạt động tối ưu hóa được thực hiện trực tiếp trên website. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa nội dung, cấu trúc, nghiên cứu từ khóa và các yếu tố kỹ thuật khác mà các công cụ tìm kiếm quan tâm khi đánh giá website
Trong quá trình SEO Onpage, chúng ta thường tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho nội dung trở nên hấp dẫn và dễ hiểu hơn. Các yếu tố quan trọng bao gồm việc tối ưu hóa tiêu đề trang, mô tả meta, định dạng URL, tốc độ tải trang và sử dụng từ khóa một cách hợp lý.
Đọc thêm: Keyword Difficulty Là Gì? Cách Đánh Giá Độ Khó Từ Khóa Hiệu Quả Cho SEO
Ngược lại, SEO Offpage liên quan đến những hoạt động tối ưu hóa không được thực hiện trực tiếp trên website, mà thay vào đó tập trung vào việc tăng cường sự uy tín và độ tin cậy từ các nguồn bên ngoài.
Các hoạt động Offpage thường bao gồm xây dựng backlink, chia sẻ trên mạng xã hội và việc tham gia vào cộng đồng trực tuyến như diễn đàn và blog. Mục tiêu chính của SEO Offpage là tăng cường sự nhận thức về thương hiệu và tăng cường độ tin cậy của website trong mắt các công cụ tìm kiếm.
Có thể bạn quan tâm: 10 Công Cụ Kiểm Tra Backlink Đáng Tin Cậy Nhất
Dưới đây là một bảng so sánh giữa SEO Onpage và SEO Offpage.
Đặc điểm | SEO Onpage | SEO Offpage |
---|---|---|
Mô tả | Tối ưu hóa website trực tiếp | Tối ưu hóa từ các nguồn bên ngoài |
Mục tiêu chính | Cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng tương tác | Xây dựng uy tín và độ tin cậy của website |
Ví dụ | Tối ưu hóa tiêu đề trang, mô tả meta, sử dụng từ khóa | Xây dựng liên kết từ các website uy tín, chia sẻ trên mạng xã hội |
Ưu điểm | Đảm bảo website được hiển thị tốt trên kết quả tìm kiếm | Tăng cường vị thế website trên các công cụ tìm kiếm |
Nhược điểm | Cần thời gian và kiên nhẫn để thấy kết quả | Khó khăn trong việc kiểm soát hoàn toàn từ nguồn bên ngoài |
Tóm lại, cả hai yếu tô SEO này đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của website trên các công cụ tìm kiếm, và việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng có thể giúp bạn phát triển chiến lược tối ưu hóa hiệu quả.
Checklist 10+ tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage cho người mới
Để tối ưu website hiệu quả, bạn cần đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage theo tiêu chuẩn phù hợp để đáp ứng thuật toán của Google và tâm lý của người dùng. Dưới đây là checklist cho người mới bắt đầu làm quen với SEO Onpage.
Chọn đúng từ khóa mục tiêu
Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng trong việc chọn đúng từ khóa đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của độc giả. Bằng cách phát triển nội dung dựa trên các từ khóa này, bạn có thể cung cấp thông tin chính xác và đáp ứng nhu cầu của độc giả. Đồng thời, việc sử dụng từ khóa mục tiêu cũng giúp nâng cao vị trí website trên công cụ tìm kiếm Google, thu hút lượng lớn người đọc tiềm năng.
Ngoài các từ khóa mục tiêu chính, không nên bỏ qua tiềm năng của từ khóa đuôi dài. Từ khóa đuôi dài (long-tail keywords) là những cụm từ khóa chứa 3 hoặc nhiều hơn các từ, thường phản ánh nhu cầu tìm kiếm cụ thể của người đọc.
Mặc dù lượng tìm kiếm cho từ khóa đuôi dài thấp hơn, nhưng chúng thường mang lại lợi ích lớn về tỷ lệ chuyển đổi và cạnh tranh thấp hơn. Bằng cách tối ưu hóa nội dung của bạn để phù hợp với từ khóa đuôi dài, bạn có thể thu hút khách hàng mục tiêu và tăng cơ hội tiếp cận website của mình.
Tối ưu tiêu đề bài viết (title)
Tiêu đề bài viết thường là điểm nhấn đầu tiên mà người dùng thấy khi tìm kiếm trên Google. Trong SEO, thẻ tiêu đề đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc thu hút sự chú ý của người đọc mà còn trong việc giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của website.
Sau đây là những tiêu chí giúp tiêu đề chuẩn SEO:
- Độ dài của tiêu đề bài viết trong khoảng 55 – 65 từ
- Chứa từ khóa chính (ưu tiên đặt từ khóa chính ở vị trí đầu tiên nếu có thể) và từ khóa phụ
- Tuyệt đối không nhồi nhét từ khóa
Tiêu đề tốt không chỉ giúp website của bạn nằm ở vị trí cao hơn trên kết quả tìm kiếm mà còn tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ đầu tiên đối với người dùng, khẳng định tính chuyên nghiệp và giá trị của nội dung mà website cung cấp.
Tối ưu URL
URL (đường dẫn) đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa SEO Onpage cho website, bao gồm giao thức (http hoặc https), domain và slug. URL cần tối ưu ngắn gọn và mang tính mô tả chính xác nội dung giúp người đọc dễ nhớ và truy cập trực tiếp vào website.
Sau đây là một số hướng dẫn tối ưu URL trong quá trình SEO Onpage:
- Cần chứa từ khóa mục tiêu của nội dung
- Các từ trong Slug (phần sau domain) được phân cách bằng dấu gạch nối “-”
- Tránh đặt năm, tháng hoặc những con số có thể thay đổi theo thời gian
Khi có thay đổi URL, bạn cần thiết lập Redirect từ URL cũ sang URL mới để tránh gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Meta Description
Thẻ Meta Description là đoạn mô tả ngắn (dưới 156 ký tự) hiển thị trong kết quả tìm kiếm, cho phép người dùng biết sơ nội dung website của bạn là gì trước khi nhấp vào. Nội dung của đoạn Meta cần làm rõ được thông tin chính trong bài viết và đồng thời hấp dẫn người đọc để khuyến khích họ nhấp vào liên kết và xem chi tiết.
Đoạn mô tả của bạn phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Chứa từ khoá chính
- Không nên dài quá 155 ký tự, tóm lược nội dung trong trang
- Không trùng meta description gống như thẻ title
- Viết dễ hiểu, ngắn gọn, không spam từ khóa trong bài viết, chú ý nội dung viết cho người đọc
Lưu ý, Google có thể thay đổi nội dung thẻ Meta của bạn khi chúng không đúng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Do đó, bạn cần tối ưu chúng để tránh xảy ra tình trạng này nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Tối ưu thẻ H1
Thẻ H1 đóng vai trò quan trọng là tiêu đề chính của website, giúp cả Google và người đọc hiểu được nội dung chính mà trang muốn truyền đạt.
Khi tối ưu thẻ H1, ta cần cho nó:
- Chứa từ khóa SEO liên quan nội dung bài viết
- Phản ánh được nội dung bài viết
- Phải khác với Title và URL
Thẻ H1 là duy nhất trong bài và có vai trò tạo cấu trúc bài viết rõ ràng. Đồng thời nó giúp cho công cụ tìm kiếm hình dung ra được nội dung chính sắp đề cập tới trong bài là gì, từ đó Google sẽ biết được nội dung này có đúng với truy vấn người dùng đang tìm kiếm hay không.
Tối ưu Subheading
Subheading (tiêu đề phụ), thường được hiểu là các thẻ Heading như H2, H3, H4,… đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cấu trúc cho nội dung website của bạn. Việc sử dụng đúng cách không chỉ giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung mà còn giúp Google hiểu rõ hơn cấu trúc của website của bạn.
Bạn có thể tạo nhiều thẻ Heading từ H2 đến H6 dựa trên độ sâu và phân loại của nội dung. Tuy nhiên, cần tránh việc sử dụng quá nhiều thẻ tiêu đề mà không cần thiết. Việc làm này có thể làm cho công cụ tìm kiếm không xác định được phần nào của nội dung là quan trọng nhất.
Đảm bảo sử dụng các thẻ Heading một cách có mục đích, phù hợp với cấu trúc nội dung và giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm và hiểu thông tin hơn.
Nội dung đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng
Nội dung chính trên website của bạn chủ yếu phụ thuộc vào ý định tìm kiếm của người dùng, hay còn gọi là Search Intent. Điều này bao gồm việc sử dụng từ khóa chính và cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Nhờ vào việc này, Google có thể hiểu rõ mục đích của nội dung và người đọc có thể dễ dàng tìm thấy website của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra, nội dung chất lượng phải có những điểm đặc biệt để phân biệt nó với các bài viết khác trên thị trường. Điều này bao gồm việc tuân thủ tiêu chí E-E-A-T:
- Experience (Trải nghiệm)
- Expertise (Chuyên môn)
- Authoritativeness (Thẩm quyền)
- Trustworthiness (Đáng tin cậy)
Theo khuyến nghị của Google, độ dài của nội dung nên khoảng 1200 – 2000 từ. Độ dài này giúp Google đánh giá tổng quan về chất lượng và sâu sắc của bài viết. Ngoài ra, bài viết dài cũng cung cấp cơ hội để tối ưu hóa mật độ từ khóa và sử dụng các biến thể của từ khóa chính, giúp Google đánh giá chính xác nhu cầu tìm kiếm của website.
Để duy trì sự cập nhật, nội dung cần được điều chỉnh định kỳ. Cập nhật những phần nội dung cũ và thay đổi khoảng 400 – 500 từ sẽ giúp Google nhận ra rằng đó là các bản cập nhật mới nhất. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm từ tài liệu mà Google cung cấp.
Tối ưu Internal Link và External Link
Internal Link (Liên kết nội bộ) là các liên kết được tạo giữa các trang trên cùng một website. Chúng giúp Google hiểu cấu trúc của website và cung cấp thông tin về những bài viết có liên quan cho người đọc. Bằng cách này, internal link không chỉ tăng cường tín hiệu cho SEO mà còn tạo ra trải nghiệm người dùng tích cực.
External Link (Outbound Link) là các liên kết dẫn người đọc ra khỏi website của bạn và đến các nơi khác. Việc liên kết đến các nguồn tài nguyên chất lượng cao không chỉ tăng niềm tin vào nội dung của bạn mà còn mang lại lợi ích cho người đọc. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn các trang liên kết có uy tín và liên quan đến nội dung của bạn.
Đặc Điểm | Internal Link | Outbound Link |
---|---|---|
Mục Đích | Liên kết giữa các trang trong cùng một website | Liên kết từ website của bạn đến website khác |
Mục Tiêu | Giúp Google hiểu cấu trúc website, cung cấp thông tin liên quan cho người đọc | Tăng niềm tin vào nội dung của bạn, mang lại lợi ích cho người đọc |
Ví Dụ | Liên kết từ bài viết blog này đến trang sản phẩm tương ứng trên cùng một website | Liên kết đến một bài viết blog trên một website khác chia sẻ thông tin bổ ích |
Tác Động SEO | Giúp cải thiện vị trí website trong kết quả tìm kiếm, tăng tỷ lệ chuyển đổi | Tạo liên kết chất lượng có thể tăng độ uy tín của website trên công cụ tìm kiếm |
Số Lượng | Có thể có nhiều internal link trên một website | Số lượng outbound link thường ít hơn so với internal link |
Cả hai loại liên kết này đều được đặt trong Anchor text. Anchor text cần được lựa chọn một cách cẩn thận, nó nên có ý nghĩa và mô tả chính xác nội dung của trang được liên kết. Bằng cách này, Anchor text không chỉ tăng cơ hội được nhấp chuột từ phía người đọc mà còn giúp Google hiểu được mỗi liên kết và mối quan hệ giữa các trang.
Thêm hình ảnh và video
Thêm vào nội dung hình ảnh và video cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho website của bạn trở nên hấp dẫn và mang lại giá trị cho độc giả. Dưới đây là một số cách mà hình ảnh và video có thể giúp tăng sự thu hút trên website.
Hình ảnh:
- Đặt tên hình theo định dạng không dấu, có gạch nối, có chứa từ khoá và ngắn gọn
- Thuộc tính tiêu đề nên chứa từ khoá và kích thích người đọc, nên dưới 55 ký tự
- Thuộc tính ALT của hình ảnh phải chứa từ khoá của nội dung sử dụng ảnh
- Chèn chú thích (caption) cho hình ảnh một cách dễ hiểu
- Kích thước tối thiểu 320 pixel, tối đa 1280 điểm ảnh
Video:
- Cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện một công việc hoặc sử dụng một sản phẩm
- Tạo trải nghiệm tương tác động đáng chú ý
- Trình bày thông tin một cách sinh động và dễ hiểu
Việc tích hợp hình ảnh và video không chỉ làm cho nội dung trở nên hấp dẫn hơn mà còn giúp độc giả dễ dàng nắm bắt thông tin và thực hiện các hành động nhanh chóng. Đồng thời, chúng cũng có thể giúp website của bạn nổi bật hơn trong kết quả tìm kiếm và thu hút một lượng lớn người đọc.
Tối ưu chỉ số Readability
Đánh giá độ dễ đọc của nội dung là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm người đọc tích cực trên website của bạn. Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn có thể áp dụng để đảm bảo nội dung của bạn dễ đọc và dễ hiểu:
- Tiêu đề và mục lục: Đặt tiêu đề ở vị trí đầu và làm cho chúng nổi bật hơn bằng cách sử dụng kích cỡ chữ lớn hơn. Mục lục có thể được thêm vào để giúp người đọc dễ dàng điều hướng và hiểu được cấu trúc của nội dung.
- Định dạng nội dung: Sử dụng in đậm, in nghiêng hoặc đánh dấu để nổi bật thông tin quan trọng. Đảm bảo kích thước chữ và khoảng cách giữa các dòng phù hợp để tạo ra một trải nghiệm đọc thuận lợi.
- Cấu trúc câu: Sử dụng câu đơn giản và tránh sử dụng câu dài và phức tạp khi không cần thiết. Điều này giúp người đọc dễ hiểu và tiêu thụ thông tin hơn.
- Từ ngữ: Sử dụng các từ thông dụng và tránh sử dụng các từ chuyên ngành khi không cần thiết. Điều này giúp người đọc không gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung.
- Chính tả và ngữ pháp: Đảm bảo rằng nội dung không chứa lỗi chính tả hoặc ngữ pháp, điều này giúp tạo ra một ấn tượng chuyên nghiệp và tin cậy đối với người đọc.
- Liên kết: Sử dụng liên kết có ý nghĩa và mô tả rõ ràng để giúp người đọc hiểu được mục đích của liên kết. Tránh sử dụng quá nhiều liên kết trong một đoạn văn để tránh làm phân tán sự chú ý của người đọc.
Bạn có thể sử dụng công cụ Hemingway Editor để kiểm tra tính dễ đọc và điều chỉnh chỉ số Readability một cách tối ưu nhất.
Thêm Schema Markup
Schema Markup là một loại dữ liệu có cấu trúc được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết về nội dung trên website của bạn cho các công cụ tìm kiếm như Google. Bằng cách sử dụng Schema Markup, bạn có thể giúp Google hiểu được nội dung của bạn một cách chính xác hơn và cung cấp thông tin đa dạng và phong phú cho người dùng.
Google có thể sử dụng thông tin từ Schema Markup để tạo ra các kết quả tìm kiếm đa dạng như FAQs, hình ảnh, video và nhiều định dạng khác, giúp nội dung của bạn nổi bật hơn và thu hút sự chú ý của người tìm kiếm.
Các loại Schema Markup phổ biến bao gồm:
- Article: Dùng để đánh dấu các bài viết trên website của bạn
- Local Business: Dùng để cung cấp thông tin về doanh nghiệp địa phương
- FAQs: Dùng để đánh dấu các câu hỏi thường gặp và câu trả lời tương ứng
- Product: Dùng để đánh dấu thông tin về các sản phẩm được bán trên website
- Event: Dùng để cung cấp thông tin về các sự kiện hoặc buổi biểu diễn
- Recipe: Dùng để đánh dấu các công thức nấu ăn hoặc món ăn trên website
Bằng cách sử dụng Schema Markup, bạn có thể tối ưu hóa website của mình để tăng cơ hội xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm đa dạng và cải thiện trải nghiệm người dùng. Hầu hết những plugin SEO có tích hợp sẵn hết các schema để bạn dễ dàng sử dụng.
Tính năng đánh giá, bình luận và chia sẻ lên mạng xã hội
Việc chia sẻ rộng rãi bài viết trên các nền tảng mạng xã hội được Google đánh giá rất cao, vì vậy tối ưu hóa tính năng tương tác trên website của bạn là một cách hiệu quả để tăng cơ hội được chia sẻ và tương tác trên các mạng xã hội.
Dưới đây là một số tính năng quan trọng bạn nên tích hợp vào website của mình:
- Tính năng đánh giá: cho phép người đọc để lại đánh giá về bài viết, giúp họ bày tỏ cảm nhận và mức độ hài lòng của mình. Điều này không chỉ tạo ra một phản hồi từ độc giả mà còn giúp cải thiện chất lượng nội dung và tăng sự tin tưởng từ người dùng.
- Phần bình luận: cho phép người đọc để lại nhận xét, ý kiến hay thắc mắc về nội dung. Việc tương tác thông qua phần bình luận giúp tạo ra một cộng đồng trên website của bạn, tăng cơ hội giữ chân người đọc và thúc đẩy sự kết nối giữa bạn và khách hàng.
- Nút chia sẻ: Tích hợp nút chia sẻ dưới các bài viết để người đọc dễ dàng chia sẻ nội dung thú vị trên các mạng xã hội. Điều này giúp tăng cơ hội lan truyền nội dung và tạo ra sự tín nhiệm và uy tín cho website của bạn trong mắt Google.
Tính năng đánh giá, bình luận và chia sẻ không chỉ tạo ra một môi trường tương tác tích cực trên website của bạn mà còn tăng cơ hội được nhận diện và đánh giá cao từ các công cụ tìm kiếm như Google.
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn khi tối ưu SEO Onpage, chúng tôi đã có bài tổng hợp và đánh giá các công cụ SEO Onpage, hi vọng bài viết này giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn.
Nhận định cá nhân về SEO Onpage
SEO Onpage là một phần quan trọng trong chiến lược tối ưu SEO của bất kỳ website nào. Đây là quá trình tối ưu hóa nội dung và yếu tố trên website để cải thiện vị trí của trang đó trong kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Việc tối ưu hóa website không chỉ là về việc thu hút lượng lớn lượt truy cập, mà còn là về việc cung cấp giá trị thực sự cho người dùng. Nếu nội dung không đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người đọc, dù có được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm cũng sẽ không mang lại kết quả đáng kể.
Đối với tôi, SEO Onpage không chỉ đơn thuần là một loạt các kỹ thuật kỹ thuật, mà còn là một cơ hội để tạo ra nội dung có giá trị và ảnh hưởng đến độ hấp dẫn và độ uy tín của website trên Internet. Còn bạn thì sao?
- 5+ Công Cụ Thay Thế Similarweb Tốt Nhất
- Email Marketing Là Gì? 5 Phần Mềm Email Marketing Tốt Nhất Hiện Nay
- 700+ Câu Hook TikTok Hay Nhất Để Tạo Video Triệu View
- Rank Math Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng Rank Math Để Tối Ưu Hóa SEO
- Google Analytics Là Gì? Khám Phá Công Cụ Phân Tích Dữ Liệu Của Google