Cách tối ưu liên kết nội bộ cho SEO giúp Google lập chỉ mục nhanh nhất

Cách tối ưu liên kết nội bộ cho SEO

Chắc hẳn mọi người đều đã nghe qua câu chuyện bó đũa, đoàn kết là sức mạnh đúng không? Trong SEO cũng vậy, đó là chuyện về liên kết nội bộ trong SEO. Trong bài viết ngày hôm nay Mua Chung Tool sẽ mang đến cho bạn đọc khái niệm về liên kết nội bộ và cùng với đó là những lợi ích mà nó mang lại và cách tối ưu hoá kĩ thuật này trong SEO.

Liên kết nội bộ là gì?

Liên kết nội bộ (Internal Link) là liên kết trên cùng một tên miền, hay nói cách khác dễ hiểu hơn là cùng 1 website, được liên kết từ bài viết này sang bài viết khác. Ví dụ bài viết SEO là gìSEO từ khoá cùng là nội dung thuộc website của chúng tôi, khi chúng được đặt liên kết trỏ sang nhau từ bài viết này, thì được gọi là liên kết nội bộ.

Liên kết nội bộ là gì?
Liên kết nội bộ là gì?

Lợi ích của việc tối ưu hóa liên kết nội bộ cho SEO?

liên kết nội bộ

Nhiều người mặc định bỏ qua hoặc quên mất sự quan trọng của việc xây dựng liên kết nội bộ. Đây là một sai lầm đáng tiếc vì nó có những khả năng đặc biệt không hề thua kém những kĩ thuật khác trong SEO, ví dụ như:

  • Giúp chuyển đổi mức độ uy tín, đáng tin cậy từ nội dung này sang nội dung khác.
  • Giúp nâng cao khả năng chuyển đổi và trải nghiệm của khách hàng bằng việc điều hướng người dùng sang những page có nội dung giá trị.
  • Giúp thúc đẩy khách truy cập hành động phản hồi theo những lời kêu gọi hành động.

Cách tối ưu hóa các liên kết nội bộ cho SEO

Những điều nên làm để tối ưu hoá liên kết nội bộ cho SEO

Bản chất của liên kết nội bộ là mạng lưới đan xen các liên kết giữa các bài viết trong cùng một website. Vì thế, bạn nên trỏ link đến những nội dung hợp lý, có sự liên quan, tốt nhất là chúng bổ sung ý nghĩa cho bài viết được đặt liên kết. Thông thường, một bài viết nên sở hữu từ 2 internal link trở lên tuỳ vào độ dài của nội dung nhằm giữ chân người đọc ở lại với website.

Trỏ link nội bộ có giá trị
Trỏ link nội bộ có giá trị

Google sẽ nhận định website của bạn là một website hữu ích khi thấy được khả năng điều hướng traffic từ bài này sang bài khác. Cũng như thu hút sự hứng thú của người dùng, giữ họ tương tác cùng lúc trên nhiều bài. Tất cả là nhờ vào việc trỏ liên kết nội bộ một cách hợp lý vào bài viết.

Xây dựng menu thân thiện với người dùng

Một phần không thể thiếu trong xây dựng website thời hiện đại chính là hệ thống menu, hay còn gọi chung là giao diện người dùng. Một menu tốt ngoài việc đầy đủ, còn phải ngắn gọn, súc tích. Có đủ các danh mục chính, danh mục phụ và những nội dung quan trọng phải được làm nổi bật, nhưng cùng lúc đó, lại không được làm quá lố.

Xây dựng menu thân thiện với người dùng
Xây dựng menu thân thiện với người dùng

Việc thiết kế và xây dựng hệ thống menu sao cho đẹp mắt, trực quan, sinh động và dễ sử dụng là điều vô cùng quan trọng. Một website có giao diện thân thiện có thể nâng tầm nội dung và giá trị của sản phẩm mà thương hiệu đó cung cấp trong mắt người dùng.

Có một quy ước đã từ lâu được các chuyên gia SEO phân tích số liệu và đánh giá, đó là liên kết nội bộ ở phần đầu của bài viết có hiệu quả hơn đặt ở phần footer của website. Nhưng nếu vì thế mà cứ nhồi nhét liên kết nội bộ ở phía trên thì sẽ làm bố cục bài viết bị bó buộc và trở nên thiếu thẩm mỹ.

Đặt link nội bộ ở dưới footer website
Đặt link nội bộ ở dưới footer website

Mua Chung Tool sẽ giới thiệu đến cho bạn một số loại Liên kết nội bộ mà bạn có thể tham khảo để đặt ở phía cuối của website như thông tin cơ bản về doanh nghiệp, danh mục phụ, các sản phẩm/dịch vụ, các sự kiện và dự án sắp tới, chính sách và điều khoản của website,…

Cân nhắc về số lượng liên kết nội bộ

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, và việc spam liên kết nội bộ cũng vậy. Kể cả khi Google chưa đặt ra tiêu chuẩn cụ thể về giới hạn số lượng liên kết nội bộ trong cùng 1 trang. Mua Chung Tool vẫn khuyên bạn nên tự ước lượng qua số lượng từ và bố cục nội dung.
Cân nhắc về số lượng Internal Link
Cân nhắc về số lượng liên kết nội bộ

Qua đó có thể đặt một số lượng liên kết nội bộ thích hợp nhằm thu hút được lượng click chuột của người dùng. Nên tránh trường hợp quá nhiều hoặc quá ít sẽ khiến khách hàng hoài nghi về chất lượng liên kết nội bộ của website mình.

Thanh điều hướng (Breadcrumb) là thanh hiển thị bên dưới menu chính, bao gồm các thư mục mẹ của bài viết. Trong mỗi thư mục còn chứa thêm nhiều bài viết cùng chủ đề nhằm giúp người đọc tìm hiểu, tham khảo tiện lợi hơn.

Cho hiển thị thanh điều hướng
Cho hiển thị thanh điều hướng

Nếu website của bạn đang ẩn đi thanh điều hướng, có nghĩa bạn đang lãng phí tiềm năng lớn về việc tối ưu liên kết nội bộ của nó. Với khả năng trỏ về nhiều liên kết nội bộ đến các thư mục khác nhau trong cùng một website. Nó có thể giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tham khảo các tài liệu cần thiết.

Sử dụng anchor text

Anchor Text là những chữ cái được tô đậm trong bài mà khi bạn bấm vào, chúng sẽ chuyển sang một trang nội dung khác, địa chỉ mà bạn đã gán link vào bên dưới.

Sử dụng anchor text
Sử dụng anchor text

Bằng cách chọn những từ ngữ súc tích, dễ hiểu và khơi gợi tò mò, người dùng sẽ bị kích thích bấm vào hơn là những đường link vô hồn.

Liên kết tự nhiên nhất có thể

Khi bạn chèn liên kết nội bộ vào bài viết, người đọc sẽ ngầm hiểu ý của bạn là hãy đọc nội dung này rồi hẵng đọc các nội dung khác.

Liên kết tự nhiên nhất có thể
Liên kết tự nhiên nhất có thể

Vì vậy, hãy cố gắng để đặt các liên kết cần này ở vị trí tự nhiên nhất. Phải hạn chế việc ép từ, ép ý không hợp lý dẫn đến ảnh hưởng xấu tới trải nghiệm người đọc. Đặc biệt là những liên kết được trỏ link sang cần phải liên quan hoặc bổ nghĩa cho nội dung trước. Tối kị nhất là nội dung bài viết một đàng, nội dung liên kết một nẻo.

Những điều cần chú ý khi tối ưu hoá liên kết nội bộ cho SEO

Cho dù chưa có tiền lệ website bị Google phạt vì thêm liên kết nội bộ. Nhưng những người làm SEO vẫn nên chú ý đến các thể loại liên kết mà mình có ý định đặt vào bài viết

  • Những trang có tỷ lệ chuyển đổi cao như: sản phẩm, dịch vụ, các trang tin tức,… Bởi vì chúng giúp chuyển khách hàng truy cập tìm hiểu thông tin thành khách hàng tiềm năng. Đây có thể là những người có thể sẽ trả tiền để sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
  • Các trang có nhiều nội dung: Đây là những trang sở hữu nhiều thông tin, kiến thức mà khách cần tìm hiểu. Những trang này vừa tăng giá trị cho website vừa tăng thứ hạng những từ khóa mà bạn SEO.

Ngoài ra nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình tối ưu này. Bạn có thể tham khảo những nền tảng WordPress có tính năng hỗ trợ xây dựng liên kết nội bộ như Rank Math, hay Yoast SEO.

Kết luận

Sau khi đọc xong bài viết này, Mua Chung Tool hi vọng đã cung cấp được câu trả lời cho những thắc mắc của độc giả về liên kết nội bộ. Bằng việc xây dựng liên kết nội bộ một cách hiệu quả, bạn đã tự mình nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, trải nghiệm khách hàng và thứ hạng từ khóa của website của bạn trong quá trình SEO.

 

5/5 - (2 bình chọn)
Chat Facebook
Chat Facebook 8h - 17h (Từ T2 - T6)
Chat Zalo
Chat Zalo 8h - 17h (Từ T2 - T6)
Chat Telegram
Chat Telegram 8h - 17h (Từ T2 - T6)
Youtube
Youtube Hướng dẫn sử dụng
Ảnh mũi tên
Lên trên